Hiểu đúng về phong thủy, cần phải hiểu rõ “phong thủy là gì?”
Thuật ngữ Phong thủy
Đây là thuật ngữ mà các trang mạng và các thầy phong thủy đang bàn luận nhiều nhất, và sai căn bản nhất. Họ hay chẻ hoe ra là “phong” (gió) và “thủy” (nước), coi phong thủy chỉ là bộ môn bố trí gió và nước cho phù hợp, từ đó đẻ ra hàng loạt phương pháp ngớ ngẩn và nực cười trong dân gian, mà tôi có thể kể cho các bạn thấy:
Đầu tiên, thứ mà tôi thấy nhiều nhất trong Nam, là khá nhiều người đặt hàng đống chậu nước hay thùng nước trong nhà, và cho đó là “thủy pháp”, “chiêu tài thủy”,… hay hàng loạt cái tên mỹ miều gì đó. Nước vốn dĩ có thể được gọi là tụ tài, tụ khí, nhưng không phải “tụ” một cách thô thiển như vậy.
“Táng kinh” của Quách Phác có viết câu “có nước thì khí dừng”, hay “nước dừng thì khí dừng”, thì cũng phải hiểu hoàn cảnh của câu đó, khi mô tả long mạch, khí chạy mà có nước sông nước biển chặn thì nó sẽ dừng (1 phần hoặc toàn bộ tùy theo nguồn khí). Nước sông nước biển có nguồn khí mạnh mới có thể làm được điều đó, chứ suy diễn ra được là bê xô nước chậu nước để mong cầu chặn khí hay tụ thì cũng khá hài hước.
Ấy là chưa kể, nước tù đọng lại là nước âm. Âm theo đúng nghĩa phân chia âm dương, và cũng đúng luôn khi bạn cầm tầm long ra kiểm chứng. Nói thẳng lại cho bạn hiểu: chậu nước xô nước để trong nhà là âm, trường khí âm, tụ khí âm. Bể cá mà không có nước chuyển động cũng bị âm, chứ không phải cứ bể cá là chiêu tài đâu!
Chốt lại:
Nước tù đọng chứa khí âm.
Bể cá, ao hồ không có nước chuyển động cũng chứa khí âm. Nhiều đình chùa hiện nay có tụ thủy ở minh đường thực ra là cái ao chết đúng nghĩa – nước không luân chuyển, nước âm.
Xô chậu tích nước trong nhà chứa khí âm.